» » HƯỚNG DẪN CÁCH HÁT ĐÚNG NHỊP

HƯỚNG DẪN CÁCH HÁT ĐÚNG NHỊP

Bạn có chất giọng, có tố chất nhưng bạn chưa biết cách vào nhịp nhạc, bạn bị trật nhịp, nên bạn rất ngại khi hát trước đám đông. Bạn muốn hoàn thiện hơn về kỹ năng năng hát của mình để tự tin mọi lúc mọi nơi với niềm đam mê của mình
Trung tâm Đào tạo ca sĩ Tây Nguyên Phim xin chia sẽ cho các bạn bài viết hướng dẫn cách hát đúng nhịp
Hình ảnh giảng viên hướng dẫn kỹ thuật thanh nhạc cho học viên
Đầu tiên để cảm nhịp tốt , các bạn cần nghe nhạc nhiều, cố gắng lắng nghe và vào nhịp nhạc trên những nền nhạc yêu thích, chú ý cách vào nhịp của ca sĩ, thử tập lại trên nền nhạc không lời, Cách đơn giản để nhận biết nhịp vào là “bắt” được tiếng trống mở bài. Điều này cũng sẽ giúp bạn nhận biết và bắt được nhịp đầu tiên của từng khuông nhạc, và dẫn dắt bạn xuyên suốt cả bài hát.
Bạn chưa vào nhịp tốt, Đó là do bạn chưa nắm được thời gian và nhịp của bài hát Cấu trúc một bài hát cũng như cơ thể con người, phần nhạc và lời là các chi thể, còn phần nhịp là khung xương giữ cho các bộ phận ăn khớp với nhau và chuyển động nhịp nhàng.
Để hát đúng nhịp, bạn cần có cảm nhịp tốt. Khả năng cảm nhịp cùng với cảm âm, là những tiêu chuẩn cơ bản và quan trọng quyết định “chất lượng” ca hát của bạn. Vậy làm thế nào để bạn có thể hát đúng nhịp.
Ở đây chúng ta đang nói đến việc cảm nhịp, Khi có được cảm nhịp tốt, bạn có thể “ngẫu hứng” thêm thắt một số thay đổi trong cách hát và trong nhịp điệu, để bài hát vẫn theo cấu trúc nhịp cơ bản của nó, nhưng có thêm được những sáng tạo từ riêng bạn. Những chuyển động của bạn sẽ rơi chính xác vào từng nhịp một và đồng điệu với từng nhấn nhá trong bài hát. Người nghe sẽ thấy được ở bạn sự chuyển động và hòa mình cùng âm nhạc.
Hình ảnh học viên học cảm âm tại phòng thu Tây Nguyên Phim
Để cảm thụ nhịp tốt, cần rất nhiều thời gian tập luyện. Điều quan trọng là phải bắt đầu từ căn bản để có một nền tảng thật tốt trước khi có thể “quẩy hết mình” trên sân khấu.
Có rất nhiều loại nhịp và cấu trúc nhịp. Nhịp Đơn với một trọng âm (phách mạnh) trong một ô nhịp (Ví dụ: Nhịp 2/4, nhịp 2/8, nhịp 3/4, nhịp 3/8) và Nhịp Kép, có từ 2 phách mạnh trở lên và có thể do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành (Ví dụ: Nhịp 4/4, nhịp 4/8, nhịp 6/8, nhịp 9/8…)
Nhưng cơ bản nhất là hai nhịp 3/4 và nhịp 4/4. Một bài hát được phân nhỏ thành các khuông nhạc, mỗi khuông nhạc thường sẽ có 3 đến 4 nhịp. Một nhịp điệu gần như sẽ được lặp đi lặp lại xuyên suốt bài hát.
Bạn cũng có thể tự nhịp chân hoặc vỗ tay đều đặn theo tiếng nhạc khi hát để nắm được tốc độ và nhịp của bài. Đây là một “mẹo” mà các ca sĩ thường hay sử dụng. Khi đã nắm được đều đặn nhịp điệu cơ bản, bạn sẽ đếm được có bao nhiêu nhịp từ lúc nhạc bắt đầu cho đến phần trống vào bài. Bạn cũng sẽ biết được quãng nhạc dạo đầu kéo dài trong bao lâu và bạn cần đếm bao nhiêu nhịp trước khi bắt đầu hát.
Hình ảnh giảng viên hướng dẫn học viên luyện thanh
Nếu bạn luyện tập theo những cách trên và tham gia thêm những lớp thanh nhạc thì chắc chắn bạn sẽ làm tốt việc nắm nhịp của bài hát.
Chúc bạn thành công!
Hãy liên hệ cho chúng tôi ngay nếu bạn muốn cải thiện nhanh giọng hát của mình thông qua chương trình học luyện thanh tại trung tâm hãy liên ngay cho chung tôi: 08 6273 3715 – 0916 955 085, hoặc liên hệ trực tiếp : 213 Cao đạt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM


                                                                 

Trung Tâm đào tạo Tây Nguyên Film

Tây Nguyên Film website đào tạo diễn viên và mc lớn nhất hiện nay - Hãy đóng góp ý kiến để chúng tôi phát triển website ngày một tốt hơn bạn nhé!
«
Next
Newer Post
»
Previous
Older Post